Xử lý nước thải

Xử lý nước thải y tế

Chủ nhật - 15/10/2023 11:23

Xử lý nước thải y tế là loại bỏ các chất vô cơ, hữu cơ, dầu mỡ, COD, BOD5, TSS,… có trong nguồn nước thải y tế bệnh viện.

Nước thải bệnh viện là gì?

Nguồn gốc của nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện bắt nguồn từ nước thải sinh hoạt của các cán bộ nhân viên y tế, bệnh nhân nội trú, những người sinh sống trong bệnh viện phát sinh qua việc ăn uống ở nhà ăn hay tắm giặt ở nhà vệ sinh.

Tại sao phải xử lý nước thải bệnh viện?

Trong nước thải bệnh viện chứa nhiều chất độc hại, chất vô cơ, hữu cơ, dầu mỡ, COD, BOD5, TSS,… cao nếu không được xử lý là nguyên nhân gây ra mất cân bằng hệ sinh thái, giảm lượng Oxy hòa tan trong nước ảnh hưởng tới nguồn sinh sống của các sinh vật dưới nước.

Tại sao phải xử lý nước thải bệnh viện?

Ngoài ra, nước thải các công trình phòng khám không được xử lý triệt để sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con người, nguyên nhân gây bệnh cho cộng đồng. Nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra ao, hồ,... ngấm vào lòng đất gây ra ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Vì vậy chúng ta cần có các hệ thống xử lý nước thải bệnh viện.

Đây là một phần trong xử lý nước thải y tế, rất cần trú trọng để đảm bảo nước đầu ra trước khi thải ra môi trường.

Phương pháp xử lý nước thải y tế bệnh viện

Với mức độ nguy hiểm của nước thải bệnh viện gây ra cho con người và môi trường xung quanh việc áp dụng các phương pháp xử lý nước thải y tế tối ưu là vô cùng cần thiết:

Công nghệ xử lý nước thải AO

Công nghệ AO phù hợp với khoảng 80% các cơ sở khám chữa bệnh hiện nay vì có hiệu quả xử lý cả BOD, COD, Amoni, Nitrat. Nước thải đầu ra đạt tiêu chuẩn theo QCVN 28:2010 - BTNMT - cột A.

Công nghệ xử lý nước thải AO

Đối với nước thải của các bệnh viện lớn, giải phẫu y tế nhiều, bệnh phẩm nhiều nên áp dụng công nghệ AAO.

Phương pháp AAO kết hợp MBBR

Được viết tắt từ cụm Anaerobic - Anoxic. Đây là quá trình xử lý sinh học liên tục, cùng với 3 hệ vi sinh kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí để xử lý nước thải. Công nghệ xử lý nước thải bệnh viện AAO thường được sử dụng cho các bệnh viện lớn có nước thải ô nhiễm ở mức nghiêm trọng.

Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện

Lọc sinh học nhỏ giọt

Hoạt động và bảo trì đơn giản, năng lượng tiêu thụ ít nên tiết kiệm được điện năng. Quá trình lắp đặt, vận hành đơn giản, lớp vật liệu lọc cần được kiểm tra và thay định kỳ nhằm đảm bảo hiệu quả lọc.

Phương pháp hồ sinh học ổn định

Thường được sử dụng với nguồn nước thải thứ cấp với chế độ phân hủy các chất hữu cơ một cách tự nhiên. Biện pháp này giúp tối ưu chi phí đáng kể cho việc xử lý nguồn nước. Tuy nhiên với lượng nước thải ra lớn thì đây quả là một điều khó khăn.

Quy trình xử lý nước thải bệnh viện

Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải y tế bệnh viện hợp khối gồm 4 bước cơ bản sau đây:

1. Giai đoạn tiền xử lý

Sử dụng phương pháp cơ học để tách bỏ các chất dầu mỡ, rác, tạp chất có kích thước lớn,… có trong nước thải.

Giai đoạn tiền xử lý

Đấy là khâu thải cực kỳ quan trọng để đảm bảo hiệu quả của hệ thống và nước đầu ra đạt đúng chuẩn chất lượng.

2. Giai đoạn xử lý cấp 1

Giai đoạn này loại bỏ các tạp chất lơ lửng trong nước thải. Nên sử dụng các thiết bị như sau: song chắn rác, bể lắng sơ cấp, bể điều hòa.

  • Song chắn rác: dùng để tách rác trước khi vào trạm bơm hoặc trạm xử lý tập trung nhằm hạn chế tình trạng tắc nghẽn.
  • Bể lắng: dùng để tách cát và các chất vô cơ có trong nước thải.
Giai đoạn xử lý nước thải bệnh viện cấp 1

3. Giai đoạn xử lý cấp 2

Các chất còn chứa trong nước thải như: P-PO43-, N-NO3-, COD, BOD5, N-NH4+,… nhờ quá trình kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí sẽ được loại bỏ dưới tác dụng của hệ vi sinh vật.

Các kỹ thuật thường được dùng trong giai đoạn này: Bể lọc sinh học, bể lọc sinh học ngập nước, bể lọc sinh học nhỏ giọt, đĩa quay sinh học, bể hiếu khí truyền thống, bể hiếu khí hoạt động gián đoạn SBR, mương oxy hóa.

4. Giai đoạn khử trùng trước khi thải ra nguồn tiếp nhận

Đây là bước xử lý nước thải cuối cùng trước khi thải ra môi trường bên ngoài. Các phương pháp khử trùng chính được sử dụng trong giai đoạn này: Khử trùng bằng đèn uv tia cực tím, bằng clo hoặc các hợp chất của clo, khử trùng bằng ozone.

Giai đoạn khử trùng bằng đèn UV tia cực tím

Cuối cùng là xử lý bùn cặn và xả lại nước sạch đạt chuẩn trở về môi trường và tái sử dụng.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Đối tác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon