Xử lý nước thải

Xử lý nước thải sinh hoạt

Chủ nhật - 15/10/2023 11:28

1. Thành phần tính chất nước thải

Nước sinh hoạt là một nhu cầu thường xuyên hàng ngày và không thể thiếu được của con người. Trung bình mỗi ngày nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt khoảng 60 – 80 lít/ người.

Lượng nước này sau khi được con người sử dụng đã thay đổi về tính chất, chứa đựng rất nhiều thành phần gây ô nhiễm: cặn bẩn, dầu mỡ, các chất hữu cơ khó phân hủy sinh học, thức ăn, chất thải vệ sinh, các loại vi sinh vật gây bệnh…

Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải

Nếu không được xử lý nước thải sinh hoạt mà xả thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra nguy cơ gây phú dưỡng ở các thủy vực nước tĩnh và đây là nguồn gây ô nhiễm mùi rất lớn đối với các khu tập trung đông dân cư.

 Đặc tính của nước thải sinh hoạt và giới hạn xả thải:

TT Thông số Giá trị đầu vào Đơn vị QCVN 14: 2008 / BTNMT
A B
1. pH 6,5 – 7,5 5 – 9  
2. BOD 5  (20  0 C) 188 – 225 mg / L 30 50
3. Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) 292 – 604 mg / L 50 100
4. Tổng chất rắn hòa tan 800 – 1200 mg / L 500 1000
5. Sunfua (tính theo H2S) 4 – 8 mg / L 1.0 4.0
6. Amoni  (tính theo N) 10 – 50 mg / L 5 10
7. Nitrat (NO3)(tính theo N) 25 – 50 mg / L 30 50
8. Dầu mỡ động, thực vật 42- 125 mg / L 10 20
9. Tổng các chất hoạt động bề mặt 30 – 80 mg / L 5 10
10. Phosphat (PO43-)

(tính theo P)

33 – 16,7 mg / L 6 10
11. Tổng Coliforms 109 MPN /

100 ml

3.000 5.000

 

2. Giải pháp:

Ứng dụng công nghệ sinh học AO (thiếu khí – hiếu khí) kết hợp MBBR (giá thể vi sinh lưu động kết hợp bùn hoạt tính) trong việc xử lý nước thải sinh hoạt.

Công nghệ này cho phép xử lí các chỉ tiêu như nồng độ BOD5 (nhu cầu oxy sinh hoá), SS (chất lơ lửng), T-N ( Tổng Nitơ).

Công nghệ AO kết hợp MBBR là phương án tối ưu nhất bởi nó có những ưu điểm vượt trội sau:

– Công nghệ AO-MBBR tiết kiệm được tối đa diện tích xây dựng và kết cấu bể có thể điều chỉnh theo diện tích mặt bằng.

– Hệ số vượt tải lớn.

– Hiệu suất xử lý cao do mật độ vi sinh cao và diện tích tiếp xúc lớn vì sử dụng giá thể đệm vi sinh lưu động.

– Vận hành đơn giản, tự động hóa.

– Khả năng đồng bộ cao;

– Có khả năng linh động trong quá trình xử lý đối với các nguồn nước có chất lượng đầu vào không ổn định;

– Chi phí đầu tư, xử lý thấp;

– Xử lý tốt các thành phần A mo ni, Phot phat.

Sơ đồ nguyên lý 

 

 3. Thuyết minh công nghệ xử lý:

Nước thải từ bể tự hoại sẽ được dẫn qua song chắn rác vào bể điều hòa. Riêng nguồn nước thải phát sinh từ nhà bếp sẽ được dẫn qua bể tách mỡ nhằm loại bỏ phần lớn lượn dầu mỡ khó phân hủy sinh học.

Tại Bể điều hòa, nhờ quá trình xáo trộn bằng áp lực khí từ máy thổi khí, nước thải được điều hòa về lưu lượng và nồng độ các chất ô nhiễm như: COD, BOD, SS, …

Sau đó, nước thải được bơm qua Bể Anoxic,  tại đây diễn ra quá trình khử nitrat trong môi trường yếm khí nhờ các chủng vi sinh vật thích nghi trong môi trường này, chúng phân hủy các hợp chất của Nitơ tạo thành khí N2 thoát ra môi trường.

Quá trình chuyển hóa:

Các NH + ® NO  ® NO –  ® N 2

Sự có mặt của Nitơ có thể gây cản trở cho các quá trình xử lý làm giảm hiệu quả làm việc của các công trình.

Công nghệ Anoxic giúp xử lý triệt để Nitơ có trong nước thải.

Tiếp theo, nước thải sẽ được dẫn sang bể sinh học hiếu khí MBBR.

Tại Bể sinh học hiếu khí – MBBR hỗn hợp bùn và nước được xáo trộn đều bằng hệ thống phân phối khí từ máy thổi khí. Trong điều kiện thổi khí liên tục, quần thể vi sinh vật hiếu khí sẽ phân hủy các hợp chất hữu cơ có trong nước thải thành các hợp chất vô cơ đơn giản như CO2 và nước… Bên cạnh đó, trong bể được lắp đặt các giá thể vi sinh đặt ngập trong nước và có khả năng di động. Giá thể vi sinh di động dính bám có chức năng xử lý hoàn thiện các hợp chất Nitơ, Phospho còn lại trong nước thải.

Sau khi ra khỏi bể sinh học MBBR trong nước vẫn còn một lượng bông bùn lơ lửng, thực chất là màng sinh học già cỗi và cũng có một lượng sinh khối vi sinh lơ lửng trôi theo dòng nước. Do đó, để giảm lượng chất rắn thải ra ngoài, nước thải được đưa qua bể lắng để lắng các bông cặn này nhờ phương pháp lắng trọng lực.

Giá thể MBBR

Bể MBBR

Tiếp tục nước thải từ bể lắng sinh học sẽ đi sang bể khử trùng.

Tại bể khử trùng nước thải được châm hóa chất Chlorine bằng bơm định lượng.

Nước thải khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải theo Quy chuẩn hiện hành về chất lượng nước thải.

 4. Ứng dụng:

– Xử lý nước thải sinh hoạt khu dân cư.
– Xử lý nước thải sinh hoạt nhà hàng, khách sạn.
– Xử lý nước thải sinh hoạt khu chung cư.
– Xử lý nước thải sinh hoạt trường học.
– Xử lý nước thải sinh hoạt tập trung.
– Xử lý nước thải sinh hoạt xưởng sản xuất, công ty sản xuất.
– ......

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Đối tác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon