Cải tạo và vận hành HTXL MT

Cải tạo và vận hành hệ thống xử lý môi trường đạt QCVN

Chủ nhật - 15/10/2023 12:34

1. Tại sao phải nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải?

Khi triển khai làm Giấy phép môi trường có một công việc là vận hành thử nghiệm hệ thống xử lý nước thải, khí thải. Khi đó sẽ lấy mẫu hệ thống xử lý trong 1 khoảng thời gian có sự chứng kiến của sở tài nguyên môi trường. Chính vì lý do đó mà bạn cần phải chuẩn bị thật tốt hệ thống xử lý nước thải để đảm bảo nước thải luôn đạt QCVN hiện hành. Trong bài viết này tôi sẽ liệt kê các công việc cần làm để cải tạo hệ thống xử lý nước thải đã cũ.

Một vài lý do khác dẫn đến chủ đầu tư phải thực hiện công tác nâng cấp cải tạo hệ thống xử lý nước thải:

✅ Hệ thống xử lý vượt công suất 🔶Hệ thống bị vượt các chỉ tiêu trong QCVN
✅ Hệ thống xử lý lâu ngày không sử dụng 🔶Hệ thống bị hỏng hóc thiết bị
– Sự thay đổi các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn đối với nước thải đầu ra hệ thống xử lý nước thải.
Có rất nhiều đơn vị xây dựng hệ thống xử lý nước thải từ khi xây dựng nhà máy, tại thời điểm đó vẫn áp dụng theo các TCVN cũ. Các TCVN cũ có các thông số chỉ tiêu ô nhiễm lớn hơn các QCVN hiện hành. Dẫn đến hệ thống xử lý cũ không đáp ứng được nhu cầu xử lý.
  • Ví dụ đối với nước thải sinh hoạt TCVN 6772 không quy định nồng độ Amoni, nhưng trong QCVN 14:2008 lại quy định nồng độ Amoni là 5 mg/l (đối với nước thải đạt cột A) và 10mg/l đối với nước thải đạt cột B
– Hệ thống xử lý nước thải sau một thời gian vận hành nếu không được chú ý bảo trì, bảo dưỡng & chăm sóc định kỳ dẫn đến gặp phải một vài vấn đề như sau:
  • Hỏng hóc thiết bị
  • Bị trôi vi sinh, hoặc vi sinh vật bị chết
  • Vượt công suất thiết kế do mở rộng quy mô nhà máy
  • Thành phần ô nhiễm thay đổi: có thể do mở rộng sản xuất
  • Hệ thống đường ống, giá đỡ bị hỏng sau một thời gian dài hoạt động


Các bước tiến hành công tác cải tạo hệ thống xử lý nước thải

– Bước 1: Cung cấp các tài liệu sau:
  • Bản vẽ hoàn công hệ thống
  • Hiện trạng các thiết bị trong hệ thống
  • Tình trạng vận hành của hệ thống
– Bước 2: Khảo sát tại nhà máy để đánh giá hiện trạng
Bằng các công cụ phù hợp đo đạc và đánh giá hiện trạng của toàn bộ hệ thống
– Bước 3: Lên phương án cải tạo hệ thống. Báo giá cho phương án cải tạo đó tùy thuộc vào nhu cầu của nhà máy
– Bước 4: Triển khai cải tạo hệ thống xử lý nước thải
– Bước 5: Bàn giao, hướng dẫn vận hành hệ thống
--> Chúng tôi sẽ đưa ra phương án cải tạo hệ thống xử lý nước thải để giảm thiệu nhất các vấn đề cần kiểm soát trong hệ thống như: kiểm soát quá trình nuôi cấy vi sinh, tuần hoàn bùn lại hệ thống, quá trình cấp hóa chất khử trùng…
 

Các công việc cần để tiến hành cải tạo hệ thống xử lý nước thải như:

  • Kiểm tra hệ thống song chắn rác và cải tiến song chắn rác để thu gom rác được dễ dàng hơn.
  • Kiểm tra hệ thống tách mỡ của hệ thống. Tránh trường hợp toàn bộ lượng mỡ không được thu gom chảy sang các khâu xử lý tiếp theo ảnh hưởng đến hoạt động của các thiết bị.
  • Kiểm tra lại hoạt động của các thiết bị. Cùng với việc kiểm tra lại dây dẫn điện, tủ điện điều khiển
  • Thay thế và bổ sung các thiết bị hỏng hóc
  • Cải tạo lại một vài vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình xử lý như:
    + Quá trình tuần hoàn bùn hoạt tính từ bể lắng đến bể thiếu khí và hiếu khí. Thông thường phải chỉnh sửa lại phần vát đáy bể lắng, có thể lắp thêm động cơ gạt bùn hoặc gạt bùn nổi. Điều chỉnh lại cơ chế chạy của bơm tuần hoàn bùn
    + Các quá trình ảnh hưởng đến khả năng xử lý amoni và nitio trong nước thải như đảm bảo pha thiếu khí trong hệ thống, đảm bảo lưu lượng tuần hoàn…
    + Kiểm soát lại quá trình cấp hóa chất khử trùng.
Cuối cùng sau khi tiên hành các công việc cải tạo xong, phải tiến hành hướng dẫn vận hành hệ thống xử lý nước thải, chuyển giao công nghệ cho cán bộ vận hành của cán bộ ban quản lý tòa nhà
 

– Hệ thống xử lý nước thải thiết kế sai:

Khi hệ thống xử lý nước thải được xây dựng là thời điểm các Tiêu chuẩn và Quy chuẩn đang quy định không gắt gao về các chỉ số ô nhiễm dẫn đến có một vài chỉ số bị vượt so với Quy chuẩn mới mặt dù hệ thống được vận hành theo đúng hướng dẫn của nhà cung cấp. Các chỉ tiêu hay gặp phải trường hợp này là chỉ tiêu liên quan đến thông số Nito trong nước thải như: Tổng nito, Amoni, Nitrat…
Phương án cải tạo: Tiến hành bổ sung thêm ngăn bể đảm nhiệm vai trò pha Thiếu khí, để đảm bảo đủ quy trình Nitrat hóa và Denitrat hóa trong toàn bộ quy trình xử lý.
Nếu không đủ diện tích để ngăn bể thì chuyển đổi phương pháp xử lý từ xử lý liên tục AO (thiếu khí và hiếu khí kết hợp) sang xử lý theo mẻ SBR để đảm bảo đủ pha thiếu khí và hiếu khí trong hệ thống.

– Các hệ thống xử lý nước thải bị vượt công suất

Thường gặp khi quy mô của doanh nghiệp và nhà máy tăng lên theo thời gian dẫn đến lượng nước sử dụng tăng lên
Phương án giải quyết là đầu tư thêm hệ thống mới hoặc một khâu xử lý mới. Trong trường hợp các khâu còn lại đáp ứng được với lưu lượng mới.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Đối tác

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây
zalo-icon
facebook-icon
phone-icon